Trong thời gian thực hiện một chiến dịch Marketing bạn cần thống kê những số liệu phân tích trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra định hướng tiếp theo thúc đẩy chiến dịch đó nhằm tạo ra 1 chiến dịch Marketing tốt nhất. Sau đây là những loại số liệu bạn “không thể không”phân tích khi thực hiện Email Marketing:
1. Tỷ lệ nhấp (Clickthrough Rate=CTR)

- Là tỷ lệ người nhận email đã nhấp một hoặc nhiều lần vào liên kết có trong một email.
- Được tính theo: (Tổng số lần nhấp /Số lượng email được gửi) * 100 .
- Ví dụ: (500 lần nhấp/ 10.000 email )*100= 5% tỷ lệ nhấp
Tỷ lệ nhấp (CTR) cũng là câu trả lời đầu tiên bạn nhận được khi bạn hỏi một nhà tiếp thị vềcác số liệu họ đang theo dõi. Bạn có thể theo dõi CTR thay đổi theo thời gian. CTR cũng thường được sử dụng để xác định kết quả của các thử nghiệm A / B, vì các thử nghiệm này thường được thiết kế với mục đích tìm ra các cách mới để có được nhiều nhấp chuột hơn trong email của bạn. Tỷ lệ nhấp là một số liệu rất quan trọng đối với tất cả các nhà tiếp thị email cần theo dõi, vì nó cho bạn cái nhìn trực tiếp về số lượng người trong danh sách của bạn đang tham gia với nội dung của bạn và quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về thương hiệu hoặc ưu đãi của bạn
2. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

- Tỷ lệ người nhận email đã nhấp vào liên kết trong email và hoàn thành một hành động mong muốn, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu tạo khách hàng tiềm năng hoặc mua sản phẩm.
- Được tính bằng :(Tổng số người đã hoàn thành hành động mong muốn/Tổng số email đã gửi)*100.
- Ví dụ: (700 người đã hoàn thành hành động mong muốn/ 10.000 email đã gửi) *100= 7% tỷ lệ chuyển đổi
Sau khi người nhận email đã nhấp qua email của bạn, mục tiêu tiếp theo thường là khiến họ chuyển đổi theo đề nghị của bạn – nói cách khác, thực hiện hành động mà email của bạn đã yêu cầu họ thực hiện. Vì định nghĩa về chuyển đổi của bạn được gắn trực tiếp với lời gọi hành động trong email của bạn và lời gọi hành động của bạn phải được gắn trực tiếp với mục tiêu chung của tiếp thị qua email của bạn, tỷ lệ chuyển đổi là một trong những số liệu quan trọng nhất cho xác định mức độ bạn đạt được mục tiêu của mình.
3. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

- Tỷ lệ thoát là tỷ lệ phần trăm trong tổng số email bạn gửi không thể gửi thành công đến hộp thư của người nhận.
- Được tính băng : (Tổng số email không được gửi thành công/ Tổng số email gửi)*100= Tỷ lệ thoát.
- Ví dụ: (75 email không gửi được/ 10.000 email )*100= 0,75% tỷ lệ thoát
Có 2 loại tỷ lệ thoát đó là: “hard” bounce và “soft” bounce
- Hard-bounce: là những email không hề tồn tại, những địa chỉ email bị sai hay đã bị khóa.
- Soft-bouce: là những địa chỉ email có hòm thư (dung lượng lưu trữ) bị đầy hoặc những địa chỉ email từ chối nhận email từ các server gửi email hàng loạt (thường gặp ở các email công ty được kỹ thuật fix riêng), người nhận tại thời điểm đó không thể nhận được email.
4. Tốc độ tăng trưởng (List Growth Rate)

- Được hiểu là: Tốc độ số lượng người nhận email của bạn đang tăng lên
- Được tính theo:{[(Số lương người đăng kí) -( Sốlượng người từ chối nhận email và khiếu nại email )]/ Tổng số email gửi đi}* 100.
- Vi dụ: {[(500 người đăng kí) – (100 người từ chối nhận email và khiếu nại)]/10.000 email gửi đi}*100= 4% tốc độ tăng trưởng
Ngoài các số liệu từ kêu gọi hành động ( Tỷ lệ nhấp, Tỷ lệ chuyển đổi) bạn cần phải đo được tốc độ tăng trưởng của hành động đăng kí nhận email. Tất nhiên bạn luôn muốn tốc độ tăng trưởng chứ chẳng thể nào muốn nó thấp , thậm chí để tốc độ tăng trưởng âm thì đố là điều nguy cấp đấy nhé!!!
5. Lợi tức đầu tư (Return On Investment =ROI)

- Là lợi tức đầu tư tổng thể cho các chiến dịch email của bạn. Nói cách khác, tổng doanh thu chia cho tổng chi tiêu
- Được tính: (Doanh thu – Số tiền đã đầu tư)/ sốtiền đã đầu t]*100 = ROI.
- Ví dụ: [(1.000 đô la thu đươc- 100 đô la đầu tư)/100 đô la đầu t]*100 = hoàn 900% vốn cho nhà đầu tư chiến dịch
( Lưu ý: Đây là công thức cơ bản nhất để tính ROI – nhưng có một số cách để tiếp cận tính toán ROI của các chiến dịch email của bạn. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của bạn, bạn có thể thích một cách khác.)